top of page
Search

Kích thước bàn học sinh cấp 1 bao nhiêu là chuẩn?

  • Writer: webseogob
    webseogob
  • Jun 30, 2023
  • 5 min read

Updated: Jul 4, 2023

Kích thước bàn học sinh cấp 1 là một trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo tư thế ngồi và sự thoải mái khi học tập. Đặc biệt, với học sinh cấp 1, việc lựa chọn bàn học đúng kích thước là cực kỳ quan trọng. Điều này không chỉ giúp cho sự phát triển toàn diện của học sinh mà còn tạo ra môi trường học tập tốt nhất có thể. Trong bài viết tại webseogob.wixsite.com, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về kích thước mẫu bàn học sinh cấp 1 và những yếu tố cần lưu ý khi lựa chọn.


Kích thước bàn học sinh cấp 1
Kích thước bàn học sinh cấp 1

Tại sao cần quan tâm đến kích thước bàn học sinh cấp 1?

Khi mới bước chân vào ngôi trường cấp 1, đây là lúc trẻ bước vào giai đoạn học tập và phát triển. Do đó, tư thế ngồi không chỉ ảnh hưởng mạnh đến cơ thể, vóc dáng mà còn tác động đến tinh thần của trẻ. Muốn trẻ tập trung học hành thì điều đầu tiên cần đáp ứng đó là sự thoải mái khi ngồi học.

Tư thế ngồi của trẻ sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả các hoạt động của cơ thể. Vì vậy, việc lựa chọn một mẫu bàn học đúng chuẩn cho học sinh cấp 1 là quan trọng để giúp trẻ phát triển khỏe mạnh và hạnh phúc.

Kích thước bàn học hiện đại phù hợp với trẻ là rất quan trọng vì khi trẻ ngồi học, cơ thể cần có tính ổn định cao và cơ bắp ít hoạt động để tránh tình trạng mỏi cơ. Nếu ngồi bàn sai quy chuẩn và kích thước không phù hợp với chiều cao của trẻ, trẻ sẽ vô thức tìm những vị trí thuận lợi cho cơ thể. Điều này dẫn đến những vấn đề sau này như gù lưng, cận thị, vẹo cột sống,...

Ngồi học sai tư thế gây ra tật về mắt
Ngồi học sai tư thế gây ra tật về mắt

Kích thước bàn học sinh cấp 1 theo tiêu chuẩn Việt Nam

Theo Thông Tư Liên Tịch Số: 26/2011/TTLT-BGDĐT-BKHCN-BYT: Thông tư hướng dẫn về tiêu chuẩn chiều rộng, chiều cao bàn học sinh cấp 1, trung học cơ sở và trung học phổ thông thuộc hệ thống giáo dục quốc dân:

Bảng quy định về cỡ số và mã bàn ghế theo chiều cao của học sinh (cho phép sai số 0,5cm):


Ngoài ra bạn cũng có thể áp dụng công thức sau đây để tính kích thước bàn học sinh tiêu chuẩn:

  • Chiều cao của ghế = chiều cao của cơ thể x 0,27

  • Chiều cao của bàn = Chiều cao của cơ thể x 0,46

Bên cạnh đó, Bộ Y tế đã đề ra các quy định khác về thiết kế và kích thước bàn học sinh lớp 1 để đảm bảo sự phù hợp với trẻ như sau:

  • Bàn và ghế phải được tách rời, không được cố định với nhau. Ghế ngồi cần có tựa lưng để đảm bảo trẻ ngồi học thoải mái nhất.

  • Kích thước của bàn ghế phải phù hợp với kích thước cơ thể của học sinh. Ghế có độ nghiêng nhẹ về phía sau khoảng 5/100 so với đường thẳng đứng; chiều rộng của ghế bằng 2/4 - 2/3 chiều dài của đùi. Chiều ngang tối thiểu cho bàn học một chỗ ngồi là khoảng 0,4 - 0,5m.

  • Tùy thuộc vào cấp bậc học của trẻ, ta có thể lựa chọn kích thước bàn ghế phù hợp.

  • Cha mẹ cần chú ý cách bố trí đồ dùng học tập sao cho phù hợp với cấu trúc thiết kế của bàn. Nếu bàn học được đặt ở nhà, cần thiết kế kích thước bàn có kệ sách. Các góc cạnh của bàn và ghế phải được làm mịn, đảm bảo tính thẩm mỹ và an toàn cho trẻ.

  • Mặt bàn, mặt ghế và chân bàn, chân ghế phải được làm từ vật liệu cứng, chịu nước và không gây độc hại.

Bàn ghế không nên thiết kế cố định với nhau
Bàn ghế không nên thiết kế cố định với nhau

Các sai lầm phổ biến cần tránh khi chọn bàn học cho trẻ cấp 1

Việc lựa chọn kích thước bàn ghế phù hợp cho trẻ là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực, sức khỏe cột sống. Vì vậy, khi lựa chọn bàn học cho trẻ, quý phụ huy cần lưu ý một số sai lầm thường thấy sau đây.

Không để ý chất liệu bàn học

Nếu phụ huynh khi đi mua bàn ghế học tập cho con chỉ quan tâm đến kiểu dáng và màu sắc mà bỏ qua chất liệu làm nên sản phẩm thì đây là một sai lầm. Khi chọn phải mặt hàng có chất lượng kém sẽ gây nguy hiểm cho trẻ. Đối với những mẫu bàn cho học sinh cấp 1 có chất lượng sơn kém cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của trẻ.

Không chú trọng đến tính năng của bàn học

Những tính năng trên bàn học cũng là những điều mà ba mẹ thường bỏ qua khi lựa chọn bàn học cho con. Đối với các lứa tuổi nhỏ như mẫu giáo hay học sinh lớp 1, những mẫu bàn có kệ sách nhỏ đi kèm là sự lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên, khi trẻ lớn lên, cần có những tính năng bổ sung trên bàn học như kệ sách lớn, không gian để đặt thiết bị điện tử, máy tính và các vật dụng khác.

Lựa chọn ghế ngồi không chỗ tựa

Đây là một sai lầm khá nghiêm trọng mà nhiều ba mẹ thường mắc phải. Kích thước tiêu chuẩn của bàn học và ghế cần được thiết kế có tựa lưng. Nếu ghế không có tựa lưng, trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi và tư thế ngồi học không đúng. Điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả học tập của trẻ và cũng có thể gây ra những vấn đề liên quan đến cột sống. Hiện nay, bố mẹ dễ dàng lựa chọn những mẫu ghế ngồi học phù hợp, giúp tránh cong vẹo cột sống cho con.

Ghế học sinh không có chỗ tựa
Ghế học sinh không có chỗ tựa

Các loại bàn học đều giống nhau

Ở từng giai đoạn phát triển, trẻ cần có những bộ bàn ghế học tập khác nhau phù hợp với kích thước, chiều cao và cân nặng. Khi trẻ sử dụng 1 bộ bàn ghế học tập từ năm lớp 1 đến lớp 12 sẽ khiến tư thế ngồi học của trẻ bị ảnh hưởng. Có thể khiến trẻ bị cận thị hay gù lưng. Do đó, phụ huynh cần quan tâm đến trẻ nhiều hơn để có thể bảo vệ sức khỏe cho con mình.

Không quan tâm đến sở thích của trẻ

Ngoài việc tuân thủ tiêu chuẩn kích thước và chất liệu bàn học, ba mẹ cũng nên quan tâm đến sở thích của trẻ. Việc lựa chọn một bộ bàn ghế có màu sắc, kiểu dáng và hoạ tiết mà trẻ yêu thích sẽ giúp con có động lực và cảm thấy thích thú khi học tập.

Trên đây là những thông tin về kích thước bàn học sinh cấp 1 giúp các bạn có thể lựa chọn được loại bàn phù hợp để tạo môi trường học tập tốt nhất cho con em mình. Quan trọng nhất là học sinh cần được định hướng học tập đúng cách và được hỗ trợ bởi phụ huynh và giáo viên. Nếu bạn đang tìm kiếm nơi để mua những chiếc bàn, chiếc ghế phù hợp với con em mình, hãy liên hệ với dergo.vn để được hỗ trợ ngay nhé!



 
 
 

Comments


Post: Blog2_Post

©2021 by kinhnghiemdoithuong. Proudly created with Wix.com

bottom of page